Thế kỷ 20 Lịch_sử_Đức

Đọc bài chính: Nước Đức trong thế kỷ 20Lịch sử Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Cộng hòa Weimar (1918-1933)

Đọc bài chính: Cộng hòa WeimarNước Đức 1919-1937

Vào ngày 10 tháng 11 năm 1918 Hội đồng Ủy viên Nhân dân (Rat der Volksbeauftragten) được thành lập, đóng vai trò chính phủ lâm thời. Vào ngày 11 tháng 11 chiến sự tạm ngừng do có điều đình ngưng chiến. Đại hội Xô viết (Rätekongress) được tổ chức ở Berlin vào ngày 16 tháng 12 năm 1918.

Nhiều cải cách được thực hiện, người phụ nữ có quyền bầu cử và thời gian làm việc trong một ngày được giới hạn ở 8 tiếng. Cuộc Khởi nghĩa Spartakus trong tháng 1 năm 1919 đã bị các lực lượng bán quân sự (Freikorps) dập tắt. Hai người cộng sản lãnh đạo là Rosa LuxemburgKarl Liebknecht bị giết chết. Cho đến giữa năm 1919 tất cả các cố gắng thành lập nền Cộng hòa Xô viết (Räterepublik) Xã hội Chủ nghĩa khác đều bị lực lượng quân đội đế chế và các lực lượng bán quân sự dùng vũ lực dập tắt, cuối cùng là Cộng hòa Xô viết München vào ngày 2 tháng 5 năm 1919.

Đại hội Quốc gia (tiếng Pháp: Assemblée nationale) được tiến hành vào ngày 19 tháng 1. Đại hội không được tổ chức ở Berlin vẫn còn không yên ổn mà ở tại Weimar. Đại hội Quốc gia bầu Friedrich Ebert là Tổng thống Đế chế (Reichspräsident) và Philipp Scheidemann là Thủ tướng Đế chế (Reichskanzler). Theo Hiến pháp Weimar, Đế chế Đức là một nước dân chủ nghị viện. Tuy vậy Hiến pháp cũng đã dự kiến một tổng thống có nhiều quyền lực như là người thay thế hoàng đế và có thể được thay đổi bởi đa số.

Trong Hiệp định Versailles vào ngày 18 tháng 6 nước Đức phải chịu từ bỏ nhiều vùng đất cũng như phải trao thuộc địa lại dưới quyền của Hội Quốc Liên. Đức và Áo bị cấm không được thống nhất. Đức và các nước liên minh được cho là phe duy nhất đã có lỗi gây ra chiến tranh và phải đáp ứng các yêu cầu bồi thường chiến tranh. Saarland được đặt dưới quyền của Hội Quốc Liên và Rheinland là vùng phi quân sự. Ngoài ra còn có rất nhiều hạn chế được đặt ra cho quân đội Đức.

Không có cải tổ dân chủ trong quân đội, tư pháp và hành chánh, Hiệp định Versailles được cảm nhận như một cưỡng ép nhục nhã và Truyền thuyết lưỡi dao đâm sau lưng (Dolchstoßlegende) là di sản nặng nề cho quốc gia Đức mà còn được gọi là nước Cộng hòa không có người Cộng hòa.

Trong năm 1920 có cuộc Đảo chính Kapp và nhiều vụ ám sát chính trị. Các đảng quá khích đã đạt được nhiều phiếu trong các cuộc bầu cử Quốc hội Đế chế. Thể theo Hiệp định Versailles, nhiều cuộc trưng cầu dân ý đã được tiến hành trong các vùng đất biên giới quyết định về tính phụ thuộc lãnh thổ trong tương lai. Schleswig được chia cắt giữa Đức và Đan Mạch sau 2 lần trưng cầu dân ý. Bắc Schleswig lại thuộc về Đan Mạch trong khi Nam Schleswig vẫn là lãnh thổ của nước Đức. Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 11 tháng 7, các tỉnh AllensteinMarienwerder vẫn thuộc Phổ. EupenMalmedy (Aachen) trở thành lãnh thổ của Bỉ sau khi đa số người dân đồng ý trong lần ký tên vào một danh sách công khai. Năm 1921 Quân đội Đế chế (Reichswehr) được thành lập. Oberschlesien được chia cắt giữa Đức và Ba Lan sau cuộc trưng cầu dân ý mang nhiều dấu ấn của bạo lực. Đức và Liên bang Xô viết thành lập quan hệ ngoại giao năm 1922 với Hiệp định Rapallo.

Tháng 1 năm 1923 quân đội Pháp chiếm đóng vùng Ruhr nhằm để đòi số tiền bồi thường chưa được trả. Chính phủ Đế chế đã ủng hộ Cuộc Đấu tranh ở Ruhr bùng nổ ra sau đó. Nạn lạm phát phi mã bắt đầu trong những tháng tiếp theo sau đó và chỉ được chấm dứt bằng một cuộc cải cách tiền tệ.

Bayern trở thành nơi tụ họp của các lực lượng bảo thủ cánh hữu. Cuộc Đảo chính Hitler-Ludendorff đã diễn ra trong bầu không khí đó. Adolf Hitler tuy bị bắt và bị tuyên xử nhưng lại được trả tự do chỉ vài tháng sau đấy.

Một thời kỳ tương đối ổn định bắt đầu vào năm 1921. Mặc dù có nhiều xung đột nhưng chế độ dân chủ dường như đã chiến thắng. Việc đổi tiền và các khoảng vay theo Kế hoạch Dawes bắt đầu cho thập niên vàng 1920.

Friedrich Ebert mất vào tháng 2 năm 1925, Paul von Hindenburg được bầu làm người kế nhiệm.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Gustav Stresemann cùng với Aristide Briand đã cố gắng theo đuổi chính sách tiếp cận với nước Pháp và sửa đổi Hiệp định Versaille với kết quả là Hiệp định Locarno được ký kết trong năm 1925 và nước Đức gia nhập Hội Quốc Liên năm 1926.

Cuộc Khủng hoảng Kinh tế Thế giới năm 1929 mở đầu cho thời gian chấm dứt Cộng hòa Weimar. Trong mùa hè 1932 con số người thất nghiệp lên đến 6 triệu người. Bắt đầu từ năm 1930 nước Đức được điều hành bởi một chính phủ không có sự ủng hộ của quốc hội.

Tình hình chính trị đi đến quá khích và đã có nhiều cuộc chiến trên đường phố giữa Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩaĐảng Cộng sản Đức. Năm 1931 các lực lượng cánh hữu liên kết với nhau trong Mặt trận Harzburg, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa trở thành phái mạnh nhất trong cuộc bầu cử Quốc hội Đế chế vào ngày 31 tháng 7 năm 1932. Thủ tướng Đế chế Kurt von Schleicher tuyên bố từ chức vào ngày 28 tháng 1 năm 1933.

Nước Đức trong thời kỳ của Chủ nghĩa Xã hội Quốc xã (1933-1945)

Bài chi tiết: Đức Quốc xã
Tù nhân trong trại tập trung Sachsenhausen 1938

Tổng thống Đế chế Paul von Hindenburg bổ nhiệm Adolf Hitler vào cương vị Thủ tướng Đế chế vào ngày 30 tháng 1 năm 1933, việc đánh dấu sự kết thúc của Cộng hòa Weimar và bắt đầu chế độ độc tài của Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia, một biến thể của Chủ nghĩa Phát xít. Hindenburg giải thể Quốc hội Đế chế và tổ chức bầu cử mới. Sau Vụ cháy Quốc hội Đế chế vào ngày 28 tháng 2 năm 1933, Pháp lệnh khẩn cấp của Tổng thống Đế chế Hindenburg đã hạn chế các quyền cơ bản. Đảng Cộng sản Đức bị cấm hoạt động và nhiều đảng viên đã bị bắt giam. Cái gọi là Đạo luật Toàn quyền (Ermächtigungsgesetz) trao cho chính phủ thẩm quyền ban hành luật pháp không hạn chế. Chỉ sau đấy một thời gian ngắn, các đảng phái dân chủ còn lại cũng bị cấm hoạt động nếu như không tự giải tán. Các trại tập trung đầu tiên dùng để giam giữ các nhân vật chống đối Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia, đặc biệt là những người Cộng sản và Xã hội Dân chủ, được thành lập.

Trong những tháng kế tiếp theo đó, các tiểu bang còn lại cũng như là giới báo chí và công đoàn đều bị đồng bộ hóa. Việc tẩy chay các cửa hàng của người Do Thái và khai trừ nhân viên nhà nước là người Do Thái bắt đầu trong tháng 4. Trong tháng 6 và tháng 7 các nhà thờ Tin Lành được kết hợp lại thành Nhà thờ Đế chế dưới sự lãnh đạo của một tổng Giám mục đế chế. Những người được gọi là người Ki tô giáo Đức tuyên truyền cho một Phúc Âm "không có người Do Thái" và cho sự "phục tùng lãnh tụ".

Trong tháng 9 đã thành hình một phong trào chống đối trong nội bộ của nhà thờ Tin Lành: Liên minh mục sư (Pfarrernotbund). Thành viên của liên minh này là những người Tin Lành không tán thành với sự can thiệp của nhà nước vào nhà thờ Tin Lành và một phần cũng không tán thành Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia (Dietrich Bonhoeffer, Martin Niemöller, Gustav Heinemann và nhiều người khác). Nước Đức ký kết với Tòa thánh Vatican một giao ước bảo đảm vị trí của các Giám mục công giáo trong nước Đức và trên thực tế là bảo đảm việc nhà thờ công giáo không phê bình Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia.

Năm 1934 nền tư pháp bị đồng bộ hóa. Sau cái được cho là vụ Đảo chính Röhm, Hitler cũng đã bóp ngẹt tất cả các phe đối lập có thể có ngay trong nội bộ của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa bằng nhiều cuộc ám sát mang tính chính trị – người thủ tướng đế chế tiền nhiệm Kurt von Schleicher cũng đã bị giết chết cùng với vợ của ông – và tước quyền lực của lực lượng SA có lợi cho quân đội. Ngoài ra, sau cái chết của Hindenburg vào ngày 2 tháng 8 Hitler cũng đã được bổ nhiệm vào cương vị "lãnh tụ", thủ tướng đế chế và tổng chỉ huy quân đội. Quân đội đế chế phải tuyên thề phục tùng Hitler. Nhân viên nhà nước cũng phải tuyên thệ phục tùng "lãnh tụ" vì thế mà giới trí thức chống đối chế độ đã mất việc làm.

Nhiều nhà khoa học hàng đầu như Emmy Noether đã bị xua đuổi

Trong thời gian sau đó, toàn bộ cuộc sống xã hội đã bị các tổ chức quốc xã như Thiếu niên Hitler hay Mặt trận Lao động Đức thâm nhập. Nhiều biện pháp, thí dụ như việc xây đường cao tốc, những việc mà đã được các chính phủ tiền nhiệm chuẩn bị hay đã bắt đầu, đã khắc phục nạn thất nghiệp. Sau đấy công cuộc chuẩn bị cho chiến tranh đã tạo tăng trưởng cho nền kinh tế, thế nhưng vì ưu tiên cho việc vũ trang nên mức sống không tăng cao.

Sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 1935, Saarland lại hòa nhập vào Đế chế Đức. Trong Đại hội đảng (Reichsparteitag) Các đạo luật chủng tộc Nürnberg (Nürnberger Gesetze) được thông qua, nêu lý do cho việc loại trừ và cô lập người Do Thái.

Năm 1936 quân đội đế chế hành quân vào Rheinland nguyên là vùng phi quân sự và vì thế là đã bẻ gãy Hiệp định Versailles. Trong tháng 8 Thế Vận Hội được tổ chức tại Berlin, việc được Hitler lợi dụng làm sân khấu để tuyên truyền đến công chúng thế giới. Một kế hoạch bốn năm từ năm 1936 dự định sẽ đưa nước Đức đến tình trạng sẵn sàng cho chiến tranh chậm nhất là vào năm 1940. Cùng với nước Ý của Mussolini, chế độ Hitler đã ủng hộ tướng phát xít Francisco Franco trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha chống lại nền cộng hòa ở tại đấy, ngay cả bằng quân sự. Đối với Hitler, cuộc Nội chiến Tây Ban Nha là cơ hội thử nghiệm khả năng đánh trận của giới quân sự của ông cho trường hợp có chiến tranh.

Năm 1938 Hitler đã sáp nhập được nước Áo và với Hiệp định München là vùng đất Sudetenland vào nước Đức. Sau đó Josef Stalin đã bí mật ký kết với Hitler Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Vào ngày 9 tháng 11 người Quốc xã đã tạo dựng Đêm tàn sát người Do Thái (Reichspogromnacht) và châm lửa đốt cháy nhiều nhà thờ Do Thái. Thành viên của các lực lượng SASS giả mạo làm thường dân đã đánh đập và giết chết nhiều người Do Thái ngay trước mắt của cảnh sát, những người mà đa số đã im lặng.

Ngày 1 tháng 9 năm 1939 quân đội Đức tiến vào Ba Lan, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ngày 3 tháng 9, AnhPháp tuyên chiến với Đức. Sau khi quân đội Đức và Hồng quân chiến thắng Ba Lan, phần đất phía tây của đất nước này một tỉnh của Đức trong khi Liên bang Xô viết chiếm đóng phần phía đông.

Chỉ vài tháng sau khi chiến tranh bắt đầu, vào ngày 8 tháng 11 năm 1939, người chiến đấu cô độc Johann Georg Elster đã đánh bom mưu sát Hitler trong một sự kiện tuyên truyền của Quốc xã trong quán BürgerbräukellerMünchen. Vụ đánh bom đã thất bại do Hitler đã rời căn phòng ngay lập tức sau cuộc nói chuyện, chỉ vài phút trước khi quả bom nổ. Elser bị bắt sau đó ít lâu, bị giam rồi giết chết vào tháng 4 năm 1945 trong trại tập trung Dachau, ngay trước khi chiến tranh chấm dứt.

Trong cái gọi là "chiến tranh sấm sét" (Blitzkrieg) nước Đức đã nhanh chóng chiếm đóng Đan Mạch, Na Uy, các quốc gia Benelux và nước Pháp trong năm 1940. Tiếng tăm của Hitler trong đa số quần chúng Đức đạt đến đỉnh cao. Thế nhưng cuộc xâm chiếm Anh theo kế hoạch (Chiến dịch Hải Sư) lại thất bại vì không quân Đức trong Trận Không chiến Anh đã không hoàn toàn làm chủ được không phận Anh quốc mặc dù đã bỏ bom với cường độ cao các mục tiêu chiến lược (sân bay, trạm rađar, công nghiệp vũ trang không quân).

1940/1941 quân đội Đức đã cùng với Ý, HungaryBulgary chiếm Nam TưHy Lạp. Cả hai nước bị chia cắt cho các chế độ độc tài liên minh. Tiếp sau cuộc xâm lược, bắt đầu từ năm 1943 là một cuộc chiến tranh du kích mòn mỏi. Với sự giúp đỡ của Ý, nước Đức gửi Quân đoàn Phi châu (Afrikakorps) đến Libya nguyên là thuộc địa Ý.

Vào ngày 22 tháng 6 Đức xâm lược Liên bang Xô viết. Trong "Chiến dịch Barbarossa" với chiến lược Chiến tranh sấm sét quân đội Đức đã tiến sâu đến MátxcơvaLeningrad. Thế nhưng trong mùa đông 1941/1942 chiến dịch bắt đầu khựng lại trước Mátxcơva.

Vào ngày 11 tháng 12 năm 1941 Đức tuyên chiến với Mỹ, nước cung cấp hàng hóa cho Anh và từ tháng 7 năm 1941 cho Liên bang Xô viết.

Trong diễn biến của một chiến dịch tấn công mới ở mặt trận phía đông, quân đội Đức đã tiến đến sông Don và núi Kaukasus. Trận Stalingrad tromg mùa đông 1942/1943 là một trong những bước ngoặt của cuộc chiến. Cho đến cuối năm 1943 Liên bang Xô viết tái chiếm lĩnh nhiều vùng đất. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1943 Phe Trục đã phải đầu hàng ở Bắc Phi.

Phân biệt đối xử qua Ngôi sao Do Thái

Trong khi đó cuộc Đại đồ sát người Do Thái (Holocaust), việc diệt chủng người Do Thái chưa từng có trong lịch sử được chuẩn bị từ trước, đang được tiến hành. Ngay từ tháng 9 năm 1941 tất cả người Do Thái đều phải mang ngôi sao David (ngôi sao Do Thái) trên người. Sau khi tước đoạt quyền lợi, tài sản, cầm tù và giết chết tập thể thường dân Do Thái, giới lãnh đạo Quốc xã đã quyết định cái gọi là "giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái" trong Hội nghị Wannsee vào tháng 1 năm 1942. Trong những trại hủy diệt đặc biệt được thành lập theo cái gọi là Chương trình Reinhard trong các vùng đất chiếm đóng ở Đông Âu như Auschwitz, Treblinka hay Majdanek, việc giết người Do Thái được tiến hành mang tính công nghiệp hóa. Cho đến khi chiến tranh chấm dứt có vào khoảng 6 triệu người Do Thái ở châu Âu đã bị giết chết, trong đó người Do Thái tại Ba Lan với 3 triệu nạn nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Bên cạnh đó là việc giết tập thể những người thuộc các chủng tộc khác mà theo hệ tư tưởng Quốc xã là người hạ cấp, đặc biệt là người Ba Lan, người Nga và người Roma.

Ngay trước cuộc diệt chủng người Do Thái dưới hình thức công nghiệp hóa sau Hội nghị Wannsee, với cái gọi là Chiến dịch T4 trong khuôn khổ của chương trình "hủy diệt đời sống không có giá trị", những người Quốc xã đã thử nghiệm phương pháp giết người bằng khí độc ở rất nhiều nhóm người trong những năm từ 1939 đến 1941. Nạn nhân của "chương trình" này là khoảng 100.000 người bị tật nguyền về cơ thể, tâm lý hay thần kinh trong nhiều nhà thương tật nguyền ở Đức. Chỉ nhờ vào hoạt động công khai của Giám mục Công giáo thành phố Münster Clemens August Graf von Galen chống lại việc giết những người tật nguyền mà cuối cùng chương trình này đã được chấm dứt.

Từ năm 1939 quân đội Đồng minh bắt đầu dội bom các thành phố Đức, qua đó khoảng 760.000 thường dân đã tử vong. Từ cuối năm 1944 rất nhiều người Đức đã trốn chạy khỏi các vùng đất phía đông trước khi hồng quân tiến vào. Quân đội Xô viết đã chiếm lĩnh nhiều vùng đất Nam Âu trong năm 1944. Vào ngày 6 tháng 6 quân đội Đồng minh đổ bộ vào bờ biển Normandie sau khi đã chiếm lĩnh nước Ý từ phía Nam qua cuộc đổ bộ lên đảo Sicilia. Vào ngày 20 tháng 7 vụ mưu sát và đảo chính chống lại Hitler của một nhóm quân nhân và thành viên của nhóm chống đối (Nhóm Kreisau – Kreisauer Kreis) đã thất bại.

Cuối 1944 đầu 1945 Đồng minh đã quyết định việc chia cắt nước Đức sau chiến tranh. Sau chiến dịch tấn công mùa đông, vào ngày 12 tháng 1 năm 1945 Hồng quân đã chiếm lĩnh Đông Phổ, PommernSchlesien. Quân đội Xô viết tiến đến thủ đô Đức trong tháng 4, bắt đầu Trận Berlin. Hitler tự sát vào ngày 30 tháng 4 dưới hầm của phủ thủ tướng đế chế sau khi cử Đô đốc Karl Dönitz làm người kế vị chức vụ tổng thống đế chế và tổng chỉ huy quân đội. Một số nhân vật lãnh đạo khác cũng đã tự sát sau đó: Joseph Goebbels, Heinrich Himmler. Cuối cùng, vào ngày 7 tháng 5 năm 1945 Đại tướng Alfred Jodl – được Dönitz ủy nhiệm – đã ký vào bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của quân đội Đức.

Nước Đức bị chiếm đóng (1945-1949)

Đọc bài chính: Nước Đức 1945-1949.

Trong ý thức lịch sử của châu Âu và thế giới, chiến thắng nước Đức Quốc xã vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 cho đến nay vẫn được kỷ niệm như là ngày giải phóng. Thế nhưng trong quần chúng người Đức thời gian đó, sự giải phóng này được hiểu khác nhau tùy theo quan điểm chính trị. Đối với những người bị bắt giam trong các trại tập trung hay bị truy nã chính trị thì đấy thật sự là một sự giải phóng sau 12 năm dưới chế độ chuyên chế. Đối với phe Đồng minh việc giải phóng nước Đức ban đầu chỉ là một kết quả phụ. Trong chỉ thị JCS 1067 () vào tháng 4 năm 1945 họ đã khẳng định: "Nước Đức bị chiếm đóng không phải vì mục đích giải phóng mà là như một quốc gia thù địch bị thua trận."

Bốn vùng chiếm đóng

Rất nhiều phụ nữ Đức đã bị hãm hiếp khi Hồng quân tiến quân vào nước Đức. Thế nhưng việc các tổ chức tuyên truyền Xô viết kêu gọi hãm hiếp phụ nữ Đức đã được bác bỏ từ lâu và đã được minh chứng là không có (lời đồn của Bộ Tuyên truyền Đế chế, tháng 11 năm 1944). Trong nước Cộng hòa Dân chủ Đức đề tài Hồng quân hãm hiếp phụ nữ Đức là một đề tài không được nhắc đến. [cần dẫn nguồn]

Các cường quốc chiến thắng Mỹ, Anh và Liên bang Xô viết gặp nhau trong Hội nghị Postdam vào trong tháng 7/tháng 8 năm 1945, thỏa thuận các nguyên tắc dân chủ hóa, tẩy trừ Quốc xã, phi quân sự hóa và phân quyền. Nước Đức được chia thành 4 vùng chiếm đóng. Các vùng đất nguyên thuộc Đức nằm về phía đông của các con sông OderNeiße được chuyển giao dưới quyền quản lý của Ba Lan. Vùng Elsass lại thuộc về Pháp. Áo lại phải chia cắt ra khỏi Đức và cũng được chia làm 4 bốn vùng chiếm đóng.

Một cơ quan quản lý chung cho nước Đức, Hội đồng kiểm soát Đồng minh, được thành lập. Thành phố Berlin bao gồm 4 khu vực có một ủy ban quản lý chung của tất cả bốn lực lượng, Sở chỉ huy quân đội Đồng minh. Công cuộc tái kiến thiết và việc thành lập các tiểu bang cũng như các đảng phái dân chủ bắt đầu. Trong tháng 10 năm 1945 Tòa án Nürnberg bắt đầu làm việc.

Các lực lượng chiếm đóng đã đi các con đường khác nhau trong các vùng chiếm đóng của họ, trong đó các lực lượng phía tây (Anh, Pháp và Mỹ) ngày càng có khuynh hướng hợp tác chống lại Liên bang Xô viết vì mâu thuẫn Đông – Tây bắt đầu xuất hiện. Năm 1947 đã có một số cố gắng nhất định để thống nhất về tương lai của toàn bộ nước Đức nhưng chúng đã thất bại. Từ đấy các lực lượng phía Tây đã cố gắng xây dựng một quốc gia Tây Đức trong các vùng chiếm đóng của họ.

Trong khu vực chiếm đóng của Liên bang Xô Viết đường hướng đi đến Chủ nghĩa Xã hội cũng được nhanh chóng thiết lập. Đảng Xã hội Dân chủ Đức và Đảng Cộng sản Đức bị bắt buộc phải thống nhất thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức và các cương vị then chốt được giao cho những người Cộng sản. Với Ủy ban Kinh tế Đức, một cơ quan tiền quốc gia được thành lập năm 1947 nhận thẩm quyền điều khiển về kinh tế.

Đầu năm 1947 hai vùng chiếm đóng Anh và Mỹ liên kết tạo thành lưỡng vùng chiếm đóng, mãi đến tháng 4 năm 1949 việc mở rộng vùng chiếm đóng này với vùng chiếm đóng của Pháp mới được tiến hành trên hình thức. Kế hoạch Marshall cho việc tái kiến thiết bắt đầu trong năm 1947, thế nhưng vùng phía Đông phải từ chối sự giúp đỡ này dưới áp lực của Liên bang Xô viết. Cùng với Hội đồng Kinh tế Lưỡng vùng một cơ quan tiền quốc gia cũng đã được thành lập, đã là cơ quan quan trọng nhất trong hệ thống hành chánh lưỡng vùng của thời gian 1947-1949.

Tướng Dwight D. EisenhowerLucius D. Clay trên phi trường Gatow tại Berlin

Vào ngày 10 tháng 6 năm 1948 Đồng minh phía Tây tiến hành đổi tiền trong các khu vực chiếm đóng phía Tây, tạo cơ sở cho Điều kỳ diệu kinh tế sau này. Đối lại tiền tệ riêng được phát hành trong khu vực chiếm đóng của Liên bang Xô viết. Vào ngày 24 tháng 6 các lực lượng chiếm đóng phía Tây cũng phát hành đồng Mark Tây Đức tại Tây Berlin. Liên bang Xô viết trả lời bằng cách phong tỏa Berlin. Gần cả một năm phần phía Tây của thành phố Berlin được Mỹ và Anh cung cấp các loại hàng hóa thiết yếu nhất chỉ bằng cầu hàng không. Liên bang Xô viết bãi bỏ phong tỏa Berlin trong tháng 5 năm 1949 thế nhưng Berlin vẫn là trọng tâm trong các đường lối chính trị của các lực lượng chiến thắng.

Vào ngày 20 tháng 3 năm 1948, để phải đối Hội nghị Sáu Bên tại London, Liên bang Xô viết đã rời bỏ Hội đồng Kiểm soát Đồng minh. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1948 các lực lượng chiếm đóng phía Tây trao cho các thủ hiến tiểu bang Hồ sơ Frankfurt với lời yêu cầu tiến hành một hội nghị ban hành hiến pháp. Trong Hội nghị Rittersturz vào tháng 7 năm 1948 nước Cộng hòa Liên bang Đức được quyết định thành lập.

Hội đồng Quốc hội nhóm họp tại Bonn vào ngày 1 tháng 9 và hoàn thành Hiến pháp Đức (Grundgesetz). Sau khi được tất cả các tiểu bang ngoại trừ Bayern và được các lực lượng chiếm đóng phương Tây chấp thuận, Hiến pháp được công bố vào ngày 23 tháng 5 năm 1949. Nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập.

Vào cuối tháng 5 năm 1949 Đại hội Nhân dân Đức lần thứ ba được tiến hành trong khu vực do Liên bang Xô viết chiếm đóng. Toàn thể các thành viên chấp thuận Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Đức. Vào ngày 7 tháng 10 nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập. Nước Đức bị chia cắt từ đấy.

Nước Cộng hòa Liên bang Đức (1949-1990)

Bài chính: Lịch sử Đức (1945–1990)Konrad Adenauer, tượng của Helga Tiemann (2003) tại Berlin-Charlottenburg

Cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang Đức đầu tiên được tiến hành vào ngày 14 tháng 8 năm 1949. Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo Đức(Christlich Demokratische Union Deutschlands - CDU)/Liên minh Xã hội Thiên Chúa giáo Bayern (Christlich-Soziale Union in Bayern - CSU) trở thành phái mạnh nhất trong Quốc hội. Konrad Adenauer được bầu làm Thủ tướng Liên bang ĐứcTheodor HeussTổng thống Liên bang. Trong tháng 11 Hiệp định Petersberg được ký kết giữa Adenauer và Cao ủy Đồng Minh mở rộng quyền hạn của nước Cộng hòa Liên bang Đức ra khỏi thể chế chiếm đóng. Hiệp định được xem như là bước đầu tiên của nước Cộng hòa Liên bang Đức đi đến một quốc gia tự chủ. Vào ngày 16 tháng 1 năm 1950 việc định lượng khẩu phần lương thực thực phẩm được hủy bỏ.

Chính phủ Adenauer đẩy mạnh việc gia nhập phương Tây, tái vũ trang và thiết lập khuôn khổ chính trị cho Điều kỳ diệu kinh tế trong nước Cộng hòa Liên bang Đức, việc được Kế hoạch Marshall của Mỹ tạo nhiều điều kiện thuận lợi. Chính phủ Adenauer yêu cầu quyền đơn phương đại diện cho nước Đức và cắt đứt quan hệ với các quốc gia công nhận nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Thuyết Hallstein). Mặc dù vậy chính phủ Adenauer cũng đã ký kết một hiệp định với Liên bang Xô viết vào năm 1955 để những người tù binh chiến tranh Đức cuối cùng có thể trở về quê hương. Hiệp ước Đức được ký kết vào ngày 26 tháng 5 năm 1952 giữa nước Cộng hòa Liên bang Đức và ba nước Anh, Pháp và Mỹ, bắt đầu có hiệu lực từ năm 1955 sau một vài sửa đổi, quy định về việc chấm dứt tình trạng bị chiếm đóng và mang lại cho nước Đức chủ quyền của một quốc gia độc lập. Nước Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập khối NATOquân đội Cộng hòa Liên bang Đức (Bundeswehr) được thành lập, bất chấp sự phản đối của một phong trào hòa bình rộng khắp.

Năm 1952 Cộng hòa Liên bang Đức là nước đồng thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu sau này. Năm 1951, Đảng Đế chế Xã hội chủ nghĩa (Sozialistische Reichspartei - SRP) cực hữu và Đảng Cộng sản Đức, đảng mà cho đến năm 1953 vẫn còn có đại diện trong Quốc hội Liên bang Đức, bị Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức tuyên xử cấm hoạt động.

Năm 1957 Saarland lại thuộc về nước Đức. Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu trong tháng 3. Trong tháng 11 năm 1959 Đảng Xã hội Dân chủ Đức cuối cùng từ bỏ Chủ nghĩa Marx với Chương trình Godesberg. Năm 1959 Heinrich Lübke được bầu làm Tổng thống Đức kế nhiệm Theodor Heuss.

Cho đến khi Bức tường Berlin được dựng lên năm 1961 hằng trăm ngàn người đã chạy trốn từ nước Cộng hòa Dân chủ Đức sang nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Franz Josef Strauß phải từ chức trong tháng 10 năm 1962Vụ Spiegel. Trong tháng 1 năm 1963 Hiệp ước Elysée giữa nước Cộng hòa Liên bang Đức và Pháp được ký kết, thiết lập cơ sở cho một chính sách hòa giải với quốc gia mà trong lịch sử đã từng được xem là "kẻ thù không đội trời chung" của nước Đức.

Adenauer từ chức vào ngày 15 tháng 10. Người kế nhiệm là Ludwig Erhard, được xem là cha đẻ của Điều kỳ diệu kinh tế. Thế nhưng ông cũng đã từ chức trong năm 1966. Sau đấy Kurt Georg Kiesinger thành lập liên minh lớn từ hai đảng CDU/CSUSPD, lúc đầu được xem là một giải pháp tạm thời nhưng chính phủ này lại đạt được nhiều thành quả trong các chính sách về kinh tế và đối nội.

Năm 1968 Các đạo luật của Tình trạng khẩn cấp Đức được thông qua. Việc xử lý không đầy đủ quá khứ Quốc xã, khó khăn trong đào tạo và giáo dục, phong trào chống đối Chiến tranh Việt Nam, phong trào Hippie và trật tự xã hội được cảm nhận là lỗi thời đã mang lại phong trào phản kháng của học sinh sinh viên mà hệ quả là đời sống xã hội và chính trị đã có nhiều thay đổi.

Thủ tướng Willy Brandt và Tổng thống Mỹ Richard Nixon

Gustav Heinemann được bầu làm Tổng thống trong tháng 3 năm 1969. Trong tháng 9, sau cuộc bầu cử Quốc hội đã có thay đổi thế lực chính trị, Đảng Xã hội Dân chủ Đức (SPD) và Đảng Dân chủ Tự Do Đức (FDP) thành lập chính phủ liên minh dưới quyền của Thủ tướng Willy Brandt. Chính phủ Brandt theo đuổi một chính sách tiếp cận với các nước thuộc khối Đông Âu mà với việc Quỳ gối tại Warsaw của Brandt vào ngày 7 tháng 12 năm 1970 là một biểu hiện được cả thế giới chú ý. Chính sách Phương Đông của Brandt lúc đầu đã bị chỉ trích cực lực, đặc biệt là trong nước, đến mức Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) cố bỏ phiếu bất tín nhiệm trong năm 1972.

Chính sách đối nội mang dấu ấn của việc tự do hóa hệ thống luật lệ, mở rộng mạng lưới bảo hiểm xã hội và cải cách hệ thống đào tạo. Mùa thu 1973 nước Cộng hòa Liên bang Đức cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng dầu và điều kỳ diệu về kinh tế cuối cùng cũng chấm dứt. Ngày 6 tháng 5 năm 1974 Brandt từ chức do có Vụ Guillaume.

Helmut Schmidt trở thành thủ tướng, Walter Scheel là tổng thống. Đường lối chính trị đối với các nước phía đông được tiếp tục và vào năm 1975 nhờ vào Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu mà chính sách giảm căng thẳng được tiếp tục. Về mặt đối nội, nhà nước Đức phải đối phó với các vấn đề của khủng bố cánh tả từ Phái Hồng quân mà đỉnh cao là Mùa Thu Đức năm 1977. Thế nhưng các Phong trào Hòa bình và Phong trào bảo vệ môi trường cũng là các trọng tâm của thời gian này. Năm 1979 Karl Carstens trở thành Tổng thống.

Liên minh SPD/FDP tan vỡ do có ngày càng có nhiều căng thẳng nội bộ. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1982 Helmut Kohl trở thành Thủ tướng qua một cuộc bầu cử bất tính nhiệm. Chính phủ mới của liên minh CDU/CSU-FDP được tái xác nhận qua cuộc bầu cử năm 1983. Lần đầu tiên, Đảng Xanh (Đức), đại diện cho Phong trào Xã hội Mới, vào được Quốc hội Liên bang Đức và đạt đến một trọng lượng nhất định trong Quốc hội.

Năm 1984 Richard von Weizsäcker trở thành Tổng thống Đức. Đầu năm 1984 truyền hình tư nhân bắt đầu được phép hoạt động, cũng cùng trong năm đó là Vụ Flick. Đạo luật châu Âu thống nhất được ký kết, là một bước quan trọng tiến đến Liên minh châu Âu. Trong tháng 9 năm 1987, với Erich Honecker, lần đầu tiên một người lãnh đạo đảng và nhà nước của Cộng hòa Dân chủ Đức viếng thăm Cộng hòa Liên bang Đức.

Cộng hòa Dân chủ Đức (1949-1990)

Bài chính: Lịch sử Đức (1945–1990)Huy hiệu của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức

Trong Quốc hội (Volkskammer – Viện Nhân dân) mới được thành lập Wilhelm Pieck là Chủ tịch nước và Otto Grotewohl là Chủ tịch Hội đồng Bột trưởng. Cho đến năm 1971 Walter Ulbricht với cương vị là Tổng bí thư của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức nắm giữ quyền lực quyết định trong nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ Đức là Đông Berlin.

Tháng 2 năm 1950 Bộ An ninh Quốc gia (CHDC Đức) (Ministerium für Staatssicherheit - Stasi) được thành lập. Trong tháng 7 đường sông Oder-Neiße được ký kết là ranh giới với Ba Lan. Vào ngày 15 tháng 10 cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên được tiến hành.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1951 kế hoạch năm năm đầu tiên bắt đầu. Trong mùa xuân 1952 trong nước Đức nổi lên cuộc thảo luận về Công hàm Stalin, nhưng cuối cùng đề nghị này đã bị phương Tây từ chối. Vào cuối tháng 4, các xí nghiệp nhân dân (Volkseigener Betrieb - VEB) và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (Landwirtschaftliche Produktionsgenossenschaft - LPG) đầu tiên được thành lập.

Bài viết (hoặc đoạn) này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Tháng 5 năm 1953 Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống Nhất Đức quyết định tăng tiêu chuẩn lao động, việc đã gây ra nhiều chống đối và đã dẫn đến cuộc nổi dậy của quần chúng vào ngày 17 tháng 6, chỉ bị dập tắt với sự giúp đỡ của quân đội Xô viết (Đọc Cuộc nổi dậy năm 1953 tại Đông Đức). Bộ Chính trị của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức tự phê bình kiểm điểm và đề ra chính sách mới.

Trong những năm từ 1949 đến 1961 đã có khoảng 3 triệu người dân rời bỏ nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Nhằm để ngăn chận việc này, nước Cộng hòa Dân chủ Đức đã khóa ranh giới với Tây Berlin bằng cách xây Bức tường Berlin.

Đầu thập niên 1970 đã có nhiều tiếp cận giữa hai nước Đức, việc chủ yếu do Thủ tướng Willy Brandt khởi đầu. Các cuộc đối thoại giữa hai quốc gia đã dẫn đến Hiệp ước Cơ bản (1972) trong năm 1973. Trong tháng 5 năm 1971 Walter Ulbricht bị tước quyền lực, Erich Honecker trở thành người kế nhiệm chức vụ Tổng bí thư Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức.

Hai nước Đông và Tây Đức gia nhập Liên Hiệp Quốc trong năm 1973. Tháng 5 năm 1974 cơ quan đại diện thường trực của hai quốc gia Đức được thành lập tại Bonn và Đông Berlin. Hai quốc gia Đức ký kết Hiệp ước Helsinki vào ngày 1 tháng 8 năm 1975. Việc tước bỏ quốc tịch của nhà sáng tác nhạc Wolf Biermann trong tháng 11 năm 1976 đã dẫn đến nhiều cuộc phản đối trong nước Cộng hòa Dân chủ Đức, đặc biệt là trong giới những người làm nghệ thuật.

Nhờ thủ hiến tiểu bang Bayern Franz Josef Strauß môi giới, nước Cộng hòa Dân chủ Đức đã nhận được một khoản tiền vay hằng tỉ đồng từ Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 1983 nhằm bảo đảm tính ổn định của đất nước. Tháng 9 năm 1987 Erich Honecker thăm viếng chính thức nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Trong mùa hè và mùa thu 1989 ngày càng có nhiều công dân nước Cộng hòa Dân chủ Đức chạy trốn xuyên qua Hungary, nước mở cửa biên giới với Áo vào ngày 2 tháng 5. Bắt đầu từ ngày 11 tháng 9 các công dân nước Cộng hòa Dân chủ Đức đang tạm thời lưu trú trong các đại sứ quán của Cộng hòa Liên bang Đức tại các quốc gia Đông Âu cũng được phép sang Tây Đức.

Tình trạng kinh tế ngày càng xấu đi và thất vọng không có thay đổi tự do đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối trong khuôn khổ các buổi cầu nguyện cho hòa bình của Nhà thờ Tin Lành. Các cuộc biểu tình này, đặc biệt là ở Leipzig, đã nhanh chóng trở thành các cuộc biểu tình ôn hòa với rất nhiều người tham gia.

Vào ngày 18 tháng 10 Honecker từ chức. Chỉ ít ngày sau đó toàn bộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đều nối gót ông. Bức tường Berlin được mở cửa vào ngày 9 tháng 11. Cuộc phản kháng ôn hòa của nhân dân Đông Đức dưới hình thức các cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai cuối cùng đã làm sụp đổ chính quyền nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

Vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, thể theo Hiệp ước Thống nhất (Đức), việc nước Cộng hòa Dân chủ Đức gia nhập vào nước Cộng hòa Liên bang Đức theo chương 23 Hiến pháp được hoàn thành.

Nước Đức tái thống nhất từ 1990

Đọc bài chính: Lịch sử Cộng hòa Liên bang Đức (từ 1990)Tòa nhà Quốc hội (Reichstagsgebäude), biểu tượng của "Cộng hòa Berlin"

Cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên sau khi tái thống nhất được tiến hành trong tháng 12 năm 1990. Helmut Kohl vẫn là Thủ tướng Liên bang và tái đắc cử thêm một lần nữa vào năm 1994. Việc tăng trưởng hòa nhập với nhau của hai miền đất nước, thực hiện các cải cách cần thiết trong nhiều lãnh vực và hòa nhập với nhau của các quốc gia châu Âu là các đề tài chính trong nước Đức ngày nay.

Sau tái thống nhất hạ tầng cơ sở Đông Đức được cải tiến rất nhiều và một vài vùng phát triển rất tốt. Mặc dù vậy, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn rất cao mà hậu quả là nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, đã bỏ sang Tây Đức. Xu hướng cực hữu tăng lên và Đảng Chủ nghĩa Xã hội Dân chủ ( Partei des Demokratischen Sozialismus - PDS), đảng kế thừa của SED, cũng nhận được số phiếu lớn trong các cuộc bầu cử.

Năm 1991, việc dời chính phủ từ Bonn về Berlin được thông qua và đến 1999 gần như đã hoàn thành. Năm 1994 Roman Herzog kế nhiệm chức vụ tổng thống của Richard von Weizsäcker, tiếp theo sau đó là Johannes Rau (từ 1999) và Horst Köhler (từ 2004).

Với Hiệp ước về Liên minh châu Âu được ký kết năm 1992, Cộng đồng châu Âu chuyển sang thành Liên minh châu Âu với nhiều thẩm quyền hơn. Hiệp ước cũng dự định ban hành đồng Euro và dẫn đến việc thay đổi Hiến pháp, ghi nhận mục đích đi đến một châu Âu thống nhất.

Trong những năm gần đây lời yêu cầu một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần vang to, việc lúc đầu được nước ngoài quan sát một cách chỉ trích và theo chiều hướng xấu đi của quan hệ với Mỹ ngày càng trở nên không thực tế. Sau khi tái thống nhất, quân đội Liên bang Đức lần đầu tiên cũng đã tham gia các chiến dịch bên ngoài lãnh thổ Đức.

Qua cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang 1998, thủ hiến tiểu bang Niedersachsen Gerhard Schröder thành lập chính phủ thay thế liên minh CDU/CSU-FDP dưới quyền của Kohl. Nguyên nhân là do việc trì hoãn cải cách. Lần đầu tiên một chính phủ Đức bị loại bỏ qua một cuộc bầu cử, các chính phủ trước đó thật ra là chỉ thay đổi đảng liên minh để cầm quyền.

Chính phủ mới của liên minh SPD và Liên minh 90/Đảng Xanh bắt đầu thực hiện các dự định cải cách, thế nhưng đa phần chúng lại được giảm thiểu đi nên tác dụng của các cải cách này đã bị tranh cãi rất nhiều.

Nước Đức trong thế kỷ 21

Bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2000 đồng tiền Euro là phương tiện thanh toán chính thức trong nước Đức. Chính phủ liên minh được xác nhận một lần nữa qua cuộc bầu cử năm 2002 tuy kết quả rất sít sao. Tháng Tám năm 2002 trận lụt thế kỷ tại hai con sông ElbeDonau đã gây thiệt hại rất lớn. Mùa thu 2004 Hiệp ước về Hiến pháp châu Âu được ký kết và Phương án Hartz cải cách thị trường lao động được các đảng phái thông qua. Phương án Hartz, bắt đầu được thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 2005, đã gặp phải nhiều chống đối. Qua việc gộp chung tiền trợ cấp thất nghiệp và tiền trợ cấp xã hội của phương án này, con số người thất nghiệp chính thức vượt quá ngưỡng 5 triệu vào đầu năm.

Từ vụ khủng bố Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 (đọc Sự kiện 11 tháng 9), nước Cộng hòa Liên bang Đức phải đối mặt với nhiều thử thách mới cả trong lẫn ngoài nước. Sau Chiến tranh Afghanistan 2001, quân đội Liên bang Đức đã có lực lượng đóng tại Afghanistan.

Nước Đức gây chú ý về mặt ngoại giao trong năm 2003 khi không tham gia cuộc chiến tranh Iraq. Việc này đã dẫn đến nhiều mâu thuẫn với Mỹ nhưng lại đạt được nhiều sự đồng tình trong quần chúng Đức cho Schröder, người được đặc tả là "thủ tướng hòa bình".

Ngay sau cuộc bầu cử tại tiểu bang Nordrhein-Westfalen 2005, cuộc bầu cử mà đối với những người Xã hội Dân chủ là một thất bại và đã thay đổi thế lực trong Hội đồng Liên bang về hướng có lợi cho phe đối lập bảo thủ tự do, nguyên lãnh đạo Đảng SPD Franz Müntefering và Thủ tướng Liên bang Gerdhard Schröder đã tuyên bố sẽ tồ chức bầu cử mới vào năm 2005, việc gây nhiều ngạc nhiên. Schröder tự yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm với mục đích cố ý thất cử. Vì thế Tổng thống Liên bang Horst Köhler đã giải thể Quốc hội Liên bang vào ngày 21 tháng 7 năm 2005 để tiến hành bầu cử. Sau cuộc bầu cử, liên minh SPD/Đảng Xanh không đạt được đa số trong Quốc hội và sau các cuộc thương lượng kéo dài nhiều tuần, chính phủ của liên minh lớn thứ hai trong lịch sử Đức được thành lập từ CDU/CSU và SPD dưới quyền của Thủ tướng Angela Merkel.

Chính phủ liên minh chịu áp lực chính trị cao vì tăng trưởng kinh tế chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao. Các dự tính của chính phủ đều dựa vào hy vọng có thể thực hiện dễ dàng các dự án cải cách như cải cách về bảo hiểm y tế và cải cách chế độ liên bang nhờ vào đa số trong Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang. Thế nhưng cuộc cải cách chế độ liên bang đã thất bại vào ngày 17 tháng 12 năm 2004 vì có nhiều ý kiến khác nhau về thẩm quyền cho chính sách giáo dục.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Đức http://www.camelotintl.com/world/02frederick_the_g... http://www.camelotintl.com/world/02frederick_willi... http://www.camelotintl.com/world/europe.html http://www.rootsweb.com/~deubadnw/history/maps/map... http://www.bpb.de/ http://www.documentarchiv.de/ http://www.erlangerhistorikerseite.de/vl-dtld.html http://usa.usembassy.de/etexts/ga3-450426.pdf http://hdl.handle.net.proxy.cc.uic.edu/2027/heb.01... http://books.google.com.vn/books?id=-PMNAAAAQAAJ&p...